Trong quá trình giảng dạy lớp ôn thi TOPIK 2, tôi xin đúc rút một số kinh nghiệm và chia sẻ cùng các bạn về cách làm bài thi đọc hiểu tiếng Hàn (cấp độ 3-6) để có thể có kết quả tốt nhất.
Phương pháp làm bài thi năng lực tiếng Hàn Topik
1. Xác định rõ mục tiêu khi đi thi Topik:
Tùy theo mục tiêu mà cách tiếp cận khác nhau: Nếu bạn thi để lấy chứng chỉ thì cách làm đề thi cần từ dễ đến khó, tập trung vào những câu phù hợp với năng lực của mình, không nên tập trung vào các câu khó vì sẽ rất mất thời gian, trong khi điểm là bằng nhau. Còn nếu chỉ là để kiểm tra xem năng lực tiếng Hàn của mình thì nên làm theo trình tự, từ từ và đúng như những gì mình học
2. Nguyên tắc làm bài thi Topik:
Nên làm từ dễ đến khó, mỗi câu chỉ có khoảng hơn 1 phút làm bài, lại chia thành cấp 3-6, vì vậy tính phân loại của nó rất cao (cấp 3-4 làm ½ bài thi, cấp 6 làm hết tất cả ). Nên căn cứ vào mục tiêu cụ thể của mình để xác định vùng bài thi cần làm. Ví dụ nếu năng lực mình chỉ ở cấp 3-4 thì nên làm khoảng từ câu 1-35 trở xuống, cấp 5-6 thì nên cố gắng làm hết, nếu sức học hạn chế thì không nên làm hết tất cả bài thi.
3. Nên tập trung kỹ năng làm bài thi Topik:
Ở thời điểm ôn thi, bạn cần phải xác định rõ rằng bạn học + luyện kỹ năng làm bài thi+ ôn tập kiến thức, không phải là thời điểm học mở rộng kiến thức vì sẽ bị rối. Ví dụ: với những câu Yêu cầu chọn chủ đề thì các làm thế nào, câu sắp xếp thứ tự thì cách làm thế nào, câu tìm câu đúng thì các làm thế nào (chương trình ôn luyện sẽ hướng dẫn cho các bạn).
4. Tập trung học từ vựng thi Topik:
Thành bại Ở CUỘC THI thực ra ở khối lượng từ vựng bạn có, vì vậy nên tập trung học từ vựng, không cần quá chú tâm vào ngữ pháp. Khối lượng từ vựng phục vụ cho thi TOPIK đến cấp 6 khoảng 3000-4000 từ. Tùy vào khối lượng từ vựng bạn có để xác định nên thi cấp nào. Hoặc nếu cấp nào thì phải học bao nhiêu từ vựng.
5. Nên ôn những đề thi Topik gần nhất:
Cấu trúc, kiểu ra đề thi lần 1-10 thì rất khác nhau, từ 20-30 cũng rất khác nhau.Nhưng nội dung, kết cấu, kiến thức, kiểu ra đề bài thi các đợt gần nhau là giống nhau, vì vậy nên ôn thi bằng cách luyện những đề gần nhất mới ra. Nếu không có thời gian thì không nên ôn các loại đề do các nhà xuất bản khác làm (chỉ nên dùng tham khảo) vì theo kinh nghiệm của tôi, các loại đề thi này ra không khoa học lắm, hơi thiếu tính logic, lan man, lại rất khó.
6. Làm bài thi Topik theo phương pháp loại trừ
Đây là phương pháp cổ điển nhưng thực ra rất hiệu quả. Có thể mặc định nó là sai, hoặc đúng, từ đó chứng minh loại trừ.
7. Chú ý các cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn đơn giản
Gần đây, đề thi bỏ đề thi ngữ pháp, phần ngữ pháp được chuyển sang phần đọc hiểu, đặc biệt là các câu từ 1-10, vì vậy cũng nên cần ôn các cấu trúc ngữ pháp, không cần quá nhiều nhưng những cần phải hiểu cấu trúc ngữ pháp trung cao trở lên.
8. Ôn thi topik càng sớm càng tốt
Khi sắp thi mới ôn thì thật ra kiến thức không vào bao nhiêu, ôn thi chỉ là luyện kỹ năng trên nền tảng kiến thức đã có sẵn.
9. Dùng âm Hán Việt xử lý tình huống khi thi Topik
Nguyên tắc tư duy để đoán từ vựng khi gặp từ vựng lạ, chưa gặp bao giờ đó là dùng âm Hán Việt, ngoài ra có thể dùng ngữ cảnh nhưng không hoàn toàn đúng (nếu có điều kiện nên học lớp âm Hán Việt trong tiếng Hàn).
10. Đề thi sử dụng nhiều quán dụng ngữ
Kiểu như: 국수를 먹다( kết hôn, lấy nhau), 손이 크다, vvv… loại kiến thức này thường được ra khá nhiều trong các bài thi. Ngoài ra, đề thi còn sử dụng một số kiến thức, giá trị văn hóa Hàn Quốc trong bài thi, vì vậy khiến cho học viên sẽ bị lạ lẫm ( ví dụ cách đi tàu điện, cách tư duy của người Hàn, giới thiệu địa điểm nào đó của Hàn Quốc vv..) vì vậy cũng cần phải tìm hiểu trước.
Chúc các bạn thi tốt!
Không có nhận xét nào: