ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Đất nước Hàn Quốc được biết đến với một tên gọi khác “Xứ Sở Kim Chi”. Món ăn này được coi là ẩm thực truyền thống, và không thể thiếu trong bữa cơm của người dân đất nước xinh đẹp này, và hơn hết, trở thành một nét văn hóa vô cùng đặc sắc. Vậy nên chẳng có lẽ gì mà bạn lại không đi du học Hàn Quốc cùng món kim chi ngon tuyệt vời này.

Trên thực tế, kim chi là một loại dưa chua, là món ăn nổi tiếng ở Hàn Quốc và chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố Kim Chi là một Quốc bảo. Vậy đâu là lý do, Kim chi lại được phổ biến ở Hàn Quốc đến vậy, và cách làm món ăn này như thế nào?

Lịch sử ra đời của kim chi

Hàn Quốc là một nước có khí hậu lạnh. Mùa đông rất khắc nghiệt vì có nhiều tuyết và kéo dài. Vì vậy mà người Hàn Quốc đã phải dự trữ thức ăn, đặc biệt là phải dự trữ các loại rau để cung cấp vitamin cho cơ thể. Họ đã nghĩ ra một phương pháp bảo quản và chế biến bằng cách làm khô với củ cải, củ sâm, một số loại lá …, hoặc bằng cách ướp với tương đậu (lá vừng, lá đậu…), hay ướp với tương ớt và ớt bột như thân cây tỏi, củ cải v.v đó chính là khởi nguồn ý tưởng ra món kim chi.

Món kim chi ban đầu chưa có nhiều gia vị như ngày này. Nhưng qua năm tháng, khẩu vị thích ăn cay đó, người Hàn Quốc cho thêm các loại gia vị khác để có vị cay trong các món ăn như ớt.


Cách làm kim chi theo đúng văn hóa Hàn Quốc

Tất cả các loại rau củ đều có thể làm kim chi nhưng người Hàn Quốc hay sử dụng cải thảo để làm kim chi là phổ biến nhất.

a – Nguyên liệu: Cải thảo, bột ớt khô, tỏi, gừng, lá hành, lá hẹ, đường, muối, nước mắm, su hào (hoặc củ cải), vừng đã rang chín, bột gạo nếp, một ít ớt quả, một quả lê.

b – Chuẩn bị làm



Cải thảo bổ làm hai hoặc bổ làm bốn (nếu là cây to) sau đó rắc muối vào từng kẽ lá và mang ngâm nước muối khoảng 3 – 4 tiếng đến khi lá mềm và dẻo thì vớt ra để cải thảo dóc hết nước.
Quả lê gọt vỏ, bỏ hạt (lấy 1 lượng lê phù hợp với lượng của các gia vị khác) sau đó dùng máy sinh tố xay nhỏ lê, gừng, ớt tươi, tỏi, hành tây, nếu không có máy xay sinh tố thì có thể làm nhỏ các nguyên liệu trên bằng cách dùng dao băm nhỏ.
Lá hành, lá hẹ tươi, cắt dài 3 cm.
Bột gạo nếp nấu chín với nước để tạo thành một loại hồ (không đặc) rồi để nguội.
Xu hào hoặc củ cải gọt vỏ, rửa sạch thái chỉ rồi ướp nước cho mềm.

c – Cách làm

Cho hồ vào một chậu to với bột ớt và các nguyên liệu xay nhỏ (lê, tỏi, gừng…) cộng với một ít vừng đã rang chín trộn đều. Các gia vị đã được trộn không cay quá, không mặn quá nhưng nhạt quá thì Kim chi chua rất nhanh vì vậy phải có độ mặn vừa đủ.



Sau khi hỗn hợp trên đã vừa thì cho lá hành, hẹ vào sau cùng để hai loại nguyên liệu này không bị nát. Sau đó dùng hỗn hợp trên phết vào từng lá cải thảo, sau khi đã phết lần lượt vào từng lớp lá cải thảo thì cuộn cải thảo lại và cho vào hộp để lên men làm chua. Khi đã làm xong thì phải bảo quản kim chi một cách cẩn thận.



Ngày xưa, người Hàn Quốc chưa có tủ lạnh thì họ cho Kim chi vào các chum – vại rồi chôn xuống đất để kim chi tự lên men một cách tự nhiên. Và cách làm chua này đã làm kim chi có một vị ngon rất độc đáo vì không có tác dụng của khoa học công nghệ. Ngày nay thì người Hàn Quốc bảo quản kim chi bằng tủ lạnh để kim chi chín dần dần. Quá trình làm kim chi rất phức tạp, mỗi thứ một tí và nếu bảo quản không cẩn thận thì kim chi sẽ không ngon.

Nguồn: Sưu tầm


About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Post a Comment


Top